Trong quay phim sự kiện, dịch vụ quay phim phỏng vấn là 1 công việc rất thường gặp và phổ biến hiện nay. Quay phỏng vấn không chi là quay 1 người đang nói vào máy quay và thu tiếng, để quay phỏng vấn tốt cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau mà không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quay phỏng vấn mà Eventus đúc kết được.
Kinh nghiệm quay phỏng vấn
1. Vị trí của người phỏng vấn
- Lựa chọn đúng vị trí của người phỏng vấn là điều quan trọng nhất, nó đóng vai trò quyết định bối cảnh của video phỏng vấn, do vậy khi đến địa điểm phỏng vấn bạn hãy đi 1 vòng để lựa chọn vị trí phỏng vấn tốt nhất, nếu bạn phỏng vấn cá nhân đại diện cho một công ty nào đó thì vị trí phỏng vấn có logo của công ty là một sự lựa chọn tốt nhất.
- Nếu bạn quay trong phòng, lưu ý hãy tránh để người phỏng vấn ngồi ghế tựa và đặt sát tường vì khuôn hình sẽ xấu và không gian bị bo hẹp.
- Đặt vị trí người phỏng vấn ở góc phòng, bàn làm việc, không gian thoáng và ngồi cách xa background sẽ giúp cho máy quay có thể bắt nét vào chủ thể và làm nhòe nền.
2. Ánh sáng
- Thông thường, ngoài trường hợp bạn quay phỏng vấn ngoài trời thì có thể không dùng đến đèn (do lượng ánh sáng đủ, không bị gắt), còn lại đa phần phải dùng đèn.
- 3 đèn setup ở các vị trí xung quay chủ thể để chủ thể không bị tối ở một vùng nào đó (3 vị trí còn được gọi là keylight, fillight và backlight) là phù hợp với quay phỏng vấn.
- Đèn keylight đánh chéo nghiêng 45-60 độ so với chủ thể phỏng vấn và đèn filllight ở phía đối diện sẽ cho hình ảnh đẹp và nổi khổi.
Có thể bạn quan tâm:
3. Micro phỏng vấn
- Bạn nên sử dụng Mic Rode Wireless Go hoặc Mic Rode NTG1 để cho hiệu quả âm thanh là tốt nhất.
- Về cách set mic theo từng máy quay sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo một số video trên youtube để được hướng dẫn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm:
4. Máy quay
Khi quay phỏng vấn hãy luôn luôn cân bằng trắng bằng tay (custom white balance). Để máy quay xa chủ thể và zoom lại, tùy vào ý đồ của khách hàng về độ xóa phông chỉnh khẩu sao cho hiệu quả tốt nhất.
Thường sử dụng lens Canon 70-200 IS III khẩu 2.8 hoặc lens Sony 24-70 GM khi quay phỏng vấn.
Có thể bạn quan tâm:
5- Máy nhắc chữ
Trong trường hợp khách hàng phải nói những kịch bản quá dài hoặc những nội dung gấp thì máy nhắc chữ là một dải pháp vô cùng hiệu quả và đang được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
Các bước cơ bản để làm một video phỏng vấn
1. Chuẩn bị
- Để có một cuộc phỏng vấn diễn ra hoàn hảo thì trước khi quay bạn hãy đặt lịch hẹn và gửi câu hỏi trước cho người được phỏng vấn để có sự chuẩn bị tốt.
- Trước khi phỏng vấn hãy kiểm tra lại thiết bị một lần, test mic trước khi quay, có phương án dự phòng khi gặp trục trặc về thiết bị.
- Tùy thuộc vào yêu cầu phỏng vấn và bạn lựa chọn đặt quay, nếu có thể bạn nên đặt 02 máy quay để có nhiều góc máy hơn.
2. Setup thiết bị khi quay
- Đến điểm hẹn, bạn nên đến sớm hơn ít nhất 30 phút để setup thiết bị cũng như chọn vị trí quay phù hợp.
- Chọn vị trí quay sao cho người phỏng vấn nổi bật, phông nền có thể setup là sản phẩm hay logo của công ty (nếu có).
- Nhờ một người ngồi để căn khung hình, set đèn, mic và camera sẵn sàng cho phỏng vấn. Check lại thiết bị cận thẩn trước khi mời người phỏng vấn.
- Tắt hoặc để chế độ im lặng các thiết bị như điện thoại, thiết bị gây ồn khác.
3. Tiến hành quay
- Trước khi vào phỏng vấn hãy tạo bầu không khí thoải mái bằng vài câu hỏi thăm với người được phỏng vấn.
- Khi tiến hành quay phỏng vấn, góc máy lên để ngang tầm mặt với người phỏng vấn. Người phỏng vấn nhìn về hướng bạn thay vì nhìn thẳng vào ống kính.
- Đeo mic và kiểm tra âm thanh, máy quay, đèn setup ổn và bắt đầu tiến hành.
- Mỉm cười thân thiện và bắt đầu vào cuộc phỏng vấn.
Lưu ý:
- Đừng hỏi nhưng câu hỏi ngoài lề, luôn hỏi câu hỏi dạng mở để người phỏng vấn có thể thoải mái suy nghĩ và trả lời.
- Trong suốt thời gian phỏng vấn hãy giao tiếp bằng ánh mắt, tạo không khí vui vẻ để người phỏng vấn thoải mái, không bị tâm lí.
4. Kết thúc
- Gửi lời cám ơn người phỏng vấn và tiến hành thu dọn máy móc.
- Nếu trong quá trình setup bạn có di chuyển bất kỳ đồ đạc gì thì hãy đặt nó lại vị trí ban đầu.
- Thu dọn, check số lượng thiết bị cẩn thận và chào tạm biệt.
Kết:
Trên đây là 1 số chia sẻ về kinh nghiệm khi quay phỏng vấn và các bước cơ bản để làm một video phỏng vấn, hi vọng bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm về quay video phỏng vấn qua đó áp dụng để cho ra một video chất lượng và chuyên nghiệp.
Nguồn: Trung Dũng – Eventus